Bu lông đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và được ứng dụng rất rộng rãi: là linh kiện dùng để ghép nối các chi tiết máy móc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp…, Ứng dụng trong xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy, đến những chi tiết nhỏ trong các thiết bị gia đình. Và một trong những sản phẩm bu lông có ứng dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống ngày nay chính là bu lông cường độ cao. Vậy bu lông cường độ cao là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn bu lông cường độ cao? Cùng với kimkhitonghop.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Tìm hiểu về tiêu chuẩn bu lông cường độ cao
Tìm hiểu về tiêu chuẩn bu lông cường độ cao

I. Bu lông cường độ cao là gì?

Bu lông có cấp bền từ 8.8 trở lên như: cấp bền 8.8, 10.9, 12.9…. được gọi là bu lông cường độ cao. (Tìm hiểu thêm về cấp độ bền của bu lông cường độ cao tại đây:)

Bu lông cường độ cao, có thể chịu được tải trọng cao hơn bu lông inox bình thường cùng kích thước. Vật liệu dùng để sản xuất Bu lông cường độ cao cũng khác so với vật liệu để sản xuất các loại Bu lông thường và nó thường phải yêu cầu vật liệu phải có độ bền, độ cứng cao hơn, hoặc có thành phần các nguyên tố cr, ma, … nhất định trong thành phần vật liệu.

Bu lông cường độ cao thường được ứng dụng trong ngày xây dựng, thi công lắp đặt các công trình lớn nhất là nhà kèo, thiết kế nhà xưởng kèo thép.

III. Các loại bu lông cường độ cao

Bu lông cường độ cao được chia làm 3 loại:

  1. Liên kết chịu cắt lực vuông góc với thân bu lông, thân bu lông bị cắt và bản thép thành lỗ bị ép. Liên kết này rất đơn giản và dễ thi công, khả năng chịu lực tốt nhưng có một nhược điểm là dể bị trượt do lỗ to hơn thân bu lông. Loại bu lông này thường được sử dụng trên những kế cấu công trình không chịu ảnh hưởng bởi sự trượt và bu lông này không cần xiết quá chặt chỉ cần triển khai thực hiện sao cho đảm bảo giữa các bản thép không có khe hở.
  2. Liên kết không trượt cũng chịu lực vuông góc thân bu lông, nhưng loại bu lông này phải được xiết chặt ở mức tối đa để không trượt. Liên kết này thường được áp dụng cho các công trình xây dựng: cầu, dầm cầu trục, kết cấu chịu lực động… Lực xiết Bu lông trong kết cấu phải được tính toán rất kĩ lưỡng từ các kiến trúc sư xây dựng. Ngoài ra, việc xiết bu lông phải đảm bảo được lực căng khống chế.
  3. Liên kết chịu kéo trong liên kết mà lực dọc theo chiều bu lông, liên kết này được ứng dụng cho liên kết mặt bích, liên kết nối dầm của khung nhà. Theo TCVN thì không yêu cầu lực xiết bu lông nhưng ở các nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu, Úc…thì đều có một tiêu chuẩn riêng yêu cầu bu lông phải được xiết đến lực lớn hơn khả năng chịu lực khi phải làm việc dưới tải, để cho các mặt bích không bị tách rời.
Tìm hiểu về tiêu chuẩn bu lông cường độ cao
Tìm hiểu về tiêu chuẩn bu lông cường độ cao

Ngoài ra bu lông cường độ cao còn được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN của Đức. Ví dụ như DIN 933, DIN 31, DIN 603, DIN 7380, DIN 912, DIN 6912, DIN 7991.

III. Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao

Bu lông cường độ cao một bộ gồm tán (đai ốc), vòng đệm được dùng liên kết trong kết cấu nhịp dầm cầu thép và thường có đường kính ren từ 18mm đến 24mm.

  • Vật liệu chế tạo bu lông cường độ cao cũng khác so với vật liệu để sản xuất các loại Bu lông inox thường ( SCR430 (30X), SCR435 (35X), SCR440(40X), SCR420 (20X), 30Cr, 35Cr )
  • Vật liệu chế tạo vòng đệm là thép cacbon CT5, C35, C45 hoặc thép 40Cr.
  • Trên thị trường hiện nay có các loại bu lông cường độ cao phổ biến với cấp bền là: 8.8, 10.9, 12.9…

1. Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của bu lông

Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của bu lông
Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của bu lông
Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao
Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao

2. Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của đai ốc

Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của đai ốc
Cấu tạo và kích thước tiêu chuẩn của đai ốc

3. Cấu tạo và tiêu chuẩn của vòng đệm

 

Cấu tạo và tiêu chuẩn của vòng đệm
Cấu tạo và tiêu chuẩn của vòng đệm
Cấu tạo và tiêu chuẩn của vòng đệm
Cấu tạo và tiêu chuẩn của vòng đệm

4. Tiêu chuẩn về tính chất cơ học

Tiêu chuẩn bu lông cường độ cao cần phải đảm bảo những tính chất cơ học như:

  • Giới hạn bền: 110kG/mm2 – 130kG/mm2.
  • Độ cứng đạt 325 – 388 HB (35 – 41 HRC).
  • Độ thắt tương đối φ% không nhỏ hơn 35.
  • Độ dãn dài tương đối % không nhỏ hơn 8.
  • Độ dai va đập aL KG/cm2 không nhỏ hơn 5.

Tính chất cơ học của Đai ốc:

  • Giới hạn bền không nhỏ hơn 110 Kg/mm2 (khi thử cùng với bu lông ).
  • Độ cứng đạt: 283 – 341 HB (30 – 37 HRC).

Tính chất cơ học của Vòng đệm:

  • Độ cứng đạt 283 – 426 HB (30 – 45 HRC)

Mối ghép ren của đai ốc và bulong phải đạt cấp chính xác cho phép là 7H/8g theo TCVN 1917-76.
Bu-lông và đai ốc được sai lệch về kích thước hình học theo TCVN 1889-76. Của đai ốc theo TCVN 1898-76 và của ren theo TCVN 2248-77.

Đối với đoạn thân không có ren so với kích thước danh nghĩa, trên chiều dài 20 mm tính từ mặt tựa của mũ bu lông cho phép tăng cường đường kính của thân bu lông đến 0,25 mm.

Mặt tựa mũ bu lông đối và đường tâm của thân bu lông có độ không vuông góc không vượt quá 1o Độ nhám bề mặt của ren trên bu lông và đai ốc RZ không lớn hơn 20 theo TCVN 2511-78.

IV. Mua bu lông cường độ cao giá rẻ ở đâu ?

Để tìm được sản phẩm uy tín-chất lượng thì hãy đến với Kim khí tổng hợp. Một trong những đơn vị chuyên sản xuất và nhập khẩu các loại bu lông ốc vít tại Hà Nội. Ngoài chuyên sản xuất về các loại bulong Inox giá rẻ, khách hàng mua bu lông cường độ cao tại đơn vị. Hãy yên tâm vì chúng tôi luôn có mức giá thành cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.

Mua bu lông cường độ cao giá rẻ ở đâu ?
Mua bu lông cường độ cao giá rẻ ở đâu ?

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Kimkhitonghop.com.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *