Máy khoan được xem là dụng cụ đắc lực và quan trọng đối với những người thợ trong các ngành nghề. Thế nhưng máy khoan cũng giống với các loại máy khác đó là sau một thời gian sử dụng sẽ xảy ra hỏng hóc hao mòn, do đó cần được bảo dưỡng và sửa chữa.

nguyên nhân và cách sửa chữa máy khoan

Vì vậy trong bài viết này Kim Khí Tổng Hợp sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra và sửa chữa các lỗi hư hỏng nhẹ của máy khoan khi gặp sự cố tại nhà.

Hướng dẫn sửa chữa máy khoan

1. Cấu tạo cơ bản của một máy khoan

cấu tạo của máy khoan
  • 1: Thân máy bao gồm tay cầm
  • 2: Nguồn điện cấp cho máy
  • 3: Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp và chiều quay của động cơ.
  • 4: Giá đỡ chổi than và chổi than
  • 5: Rô to của động cơ ( phần động cơ quay).
  • 6: Stato của động cơ ( phần động cơ đứng yên)
  • 7: Quạt gió làm mát
  • 8: Bánh răng truyền động.
  • 9: Trục khoan
  • 10: Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan.
  • 11: Vòng bi trục động cơ.

2. Các biểu hiện lỗi thường gặp ở máy khoan

a. Đầu máy khoan

Nếu đầu khoan bị kẹt hoặc trượt khó thao tác hoặc không giữ chặt mũi khoan: bạn có thể bôi trơn bằng dầu hoặc có thể thay bằng đầu khoan mới.

b. Động cơ máy khoan

Nếu Động cơ không chạy, lần lượt các bạn làm các bước sau đây:

Kiểm tra máy xem có quá nóng hay mùi khét?

  • Nếu mùi khét và nóng rất có thể đã bị cháy lõi động cơ, cần có thợ chuyên nghiệp quấn lại.
  • Nếu không nóng và khét, chuyển bước tiếp theo.

Kiểm tra phích cắm tại chỗ tiếp xúc với ổ cấp nguồn, đảm bảo tiếp xúc tốt.

Kiểm tra dây dẫn tại chỗ tiếp giáp với phích cắm xem có bị đứt không.

Kiểm tra dây dẫn chỗ tiếp giáp với máy.

Kiểm tra chổi than, có 2 trường hợp:

  • Máy dùng đã lâu, chổi than bị mòn cần thay mới.
  • Chổi than vẫn còn dài, có thể do lò xo đẩy chổi than bị kẹt cần giải quyết chỗ kẹt.

Không khoan được tường dù khoan có quay:

  • Mũi khoan bị mòn mất hiệu lực cần thay mới.
  • Công tắc bật búa hay bị trượt về bên không búa cần dùng keo đắp thêm chỗ bị mòn hoặc thay công tắc mới.

3. Các điểm hư hỏng thường gặp ở máy khoan

  • Nếu tính cả mũi khoan thì phải nói mũi khoan là nơi chịu áp lực, chịu mài mòn nhiều. Cho nên phải thay mũi khoan thường xuyên nhất
  • Chổi than tiếp xúc và trượt với động cơ nên chịu nhiệt, chịu mài mòn: đây là phần nên kiểm tra ngay khi  thấy khoan không chạy.
  • Dây dẫn phải chịu lực uốn rất nhiều lần trong quá trình sử dụng nên hay bị gãy vị trí ngay giao với máy(đuôi tay cầm) và ngay phích cắm. Vì phần vỏ bọc của dây dẫn làm bằng nhựa dẻo chịu đàn hồi tốt hơn lõi đồng nên có khi lõi đồng gãy rời ra trong khi vỏ nhựa vẫn còn nguyên nên chúng ta không phát hiện.
  • Công tắc khoan cũng có khi hư trước các bộ phận khác do hoạt động khá nhiều, bấm nhả liên tục trong khi sử dụng.

>>> Xem thêm bài viết:

Những ưu điểm của máy khoan pin bạn nên biết

Những nguyên tắc sử dụng máy khoan bạn nên biết

Trên đây là các lỗi thường gặp và cách sửa chữa khi máy khoan bị hỏng nhẹ mà Kim Khí Tổng Hợp chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn sử dụng máy khoan và bảo dưỡng một cách tốt nhất.

Nếu bạn còn những thắc mắc cần được tư vấn hay tìm mua máy khoan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và mua những sản phẩm máy khoan, dụng cụ kim khí, dụng cụ tay cầm chính hãng tốt nhất.

Hotline: 0862.393.395

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *